Mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ

Mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ là không thể thiếu trong mỗi công trình thi công điện nhẹ cho văn phòng, toà nhà. Vậy mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ bao gồm những quy trình gì? Tiêu chuẩn thi công hệ thống điện nhẹ ra sao? Hãy cùng Bảo Phong tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ

Để thực hiện hoàn thiện hạng mục này sẽ cần có các lực lượng như sau:

– Nhà cung cấp thiết bị hệ thống

– Kỹ sư giám sát, thi công và tổ công nhân lắp đặt đấu nối

Quan hệ trách nhiệm giữa nhà cung cấp thiết bị và trong quá trình thực hiện các hạng mục này:

Việc kết nối thiết bị sẽ do kỹ sư của nhà cung cấp thiết bị trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ lắp đặt.

Đối với các hệ thống trên, nhà cung cấp thiết bị sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Đệ trình hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống, cụ thể như các loại bộ điều khiển, các modul I/O, các cảm biến, chấp hành…

– Thực hiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công cho toàn bộ các thiết bị để trình cho việc tư vấn thiết kế.

– Vận chuyển tới chân công trình

– Cung cấp lý lịch của các loại thiết bị và phụ kiện đi kèm.

– Phối hợp lắp đặt tại hiện trường

– Kiểm tra, Vận hành thử thiết bị, lập tài liệu hướng dấn

– Đào tạo và huấn luyện nhân viên cho Chủ đầu tư.

– Bàn giao vận hành

– Trách nhiệm bảo hành và bảo trì theo yêu cầu của HSMT.

Mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ

Quy trình lắp đặt hệ thống được thực hiện theo các bước như sau:

-Trình hồ sơ về thiết kế kỹ thuật thi công.

– Trình và phê duyệt biện pháp thi công lắp đặt các thiết bị.

– Kiểm tra thử nghiệm các thiết bị sau khi tập kết đến công trường.

– Hoàn thiện thủ tục để đưa vật tư thiết bị vào công trường.

– Lắp đặt các vật tư kết nối với thiết bị (cáp tín hiệu, cấp nguồn, hộp nối dây…)

– Lắp đặt đấu nối các bộ điều khiển và module I/O,

– Kéo dây, kết nối các cảm biến, chấp hành đến tủ điều khiển

– Kết nối tới phòng vận hành

– Bảo quản thiết sau khi lắp đặt

– Lắp đặt máy tính

– Cài đặt phần mềm quản lý

– Lập cơ sở dữ liệu, lập trình, giao diện vận hành

– Chạy liên động với các hệ thống kỹ thuật khác

– Chạy thử, hiệu chỉnh thiết bị

– Nghiệm thu

II. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT

mau bien phap thi cong he thong dien nhe 14519

Trong quy trình thi công hệ thống điện nhẹ, việc lắp đặt camera giám sát là không thể thiếu và là tiêu chuẩn thi công hệ thống điện nhẹ. Hệ thống Camera giám sát bao gồm hai hạng mục nhỏ. Đó là hệ thống camera giám sát và hệ thống quản lý vào ra. Để thực hiện hoàn thiện hạng mục này sẽ cần có các lực lượng sau:

– Nhà cung cấp thiết bị camera.

– Kỹ sư giám sát, thi công và tổ công nhân lắp đặt đấu nối.

Việc kết nối và truyền thông tin giữa các hệ thống camera sẽ do kỹ sư của nhà cung cấp thiết bị hướng dẫn và hỗ trợ lắp đặt.

Đối với các hệ thống camera như trên, nhà cung cấp camera chịu trách nhiệm thực hiện các công việc:

– Đệ trình hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống, cụ thể là các loại camera, hộp bảo vệ hay đầu ghi hình kỹ thuật số…

– Thực hiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công cho toàn bộ các thiết bị để trình cho bên tư vấn thiết kế.

– Vận chuyển tới chân công trình

– Cung cấp các lý lịch của các loại thiết bị và các phụ kiện đi kèm.

– Phối hợp lắp đặt tại hiện trường

– Kiểm tra, Vận hành thử thiết bị, lập tài liệu hướng dấn

– Đào tạo và huấn luyện nhân viên cho Chủ đầu tư.

– Bàn giao vận hành

– Trách nhiệm bảo hành và bảo trì theo yêu cầu của HSMT.

Quy trình lắp đặt camera sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

– Trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

– Đệ trình và phê duyệt biện pháp thi công lắp đặt thiết bị

– Kiểm tra thử nghiệm thiết bị sau khi được tập kết đến công trường

– Hoàn thiện thủ tục đưa vật tư thiết bị vào công trường.

– Lắp đặt các vật tư kết nối với thiết bị như cáp tín hiệu, cáp cấp nguồn, hộp bảo vệ.

– Lắp đặt đấu nối camera

– Lắp đặt đầu ghi hình

– Bảo quản camera sau khi lắp đặt

– Chạy thử, hiệu chỉnh và góc nhìn cho camera

– Nghiệm thu

III. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT VÀO RA

Mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ

Để thực hiện hoàn thiện hạng mục hệ thống này sẽ có các lực lượng sau:

– Nhà cung cấp thiết bị quản lý vào ra

– Kỹ sư giám sát, thi công và tổ công nhân lắp đặt đấu nối.

Việc kết nối và truyền thông tin giữa các hệ thống kiểm soát vào ra sẽ do kỹ sư của nhà cung cấp trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ lắp đặt.

Việc kết nối hệ thống kiểm soát ra vào với phần sẽ do nhóm này phối hợp thực hiện.

Đối với các hệ thống kiểm soát ra vào trên nhà cung cấp thiết bị kiểm soát ra vào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Trình hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống như các loại bộ điều khiển cửa, đầu đọc thẻ, cảm biến …

– Thực hiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công cho toàn bộ các các thiết bị để đệ trình cho bên tư vấn thiết kế.

– Vận chuyển tới chân công trình

– Cung cấp các lý lịch của các loại thiết bị và các phụ kiện đi kèm.

– Phối hợp lắp đặt tại hiện trường

– Kiểm tra, Vận hành thử thiết bị, lập tài liệu hướng dẫn

– Đào tạo, huấn luyện nhân viên cho Chủ đầu tư.

– Bàn giao vận hành

– Trách nhiệm bảo hành, bảo trì theo yêu cầu của HSMT.

Quy trình lắp đặt hệ thống quản lý vào/ra sẽ được thực hiện theo các bước sau:

– Đệ trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

– Đệ trình và phê duyệt biện pháp thi công lắp đặt thiết bị

– Kiểm tra thử nghiệm thiết bị sau khi được tập kết đến công trường

– Hoàn thiện thủ tục đưa vật tư thiết bị vào công trường.

– Lắp đặt vật tư sẽ kết nối với các thiết bị như cáp tín hiệu, cáp cấp nguồn, các hộp nối dây…

– Lắp đặt đấu nối các đầu đọc thẻ, các tủ điều khiển

– Lắp đặt khoá từ

– Bảo quản thiết sau khi lắp đặt

– Lắp đặt máy tính

– Cài đặt phần mềm quản lý

– Nhập thông số thẻ nhân viên (in ảnh, vào tên, địa chỉ, số điện thoại…)

– Chạy thử, hiệu chỉnh thiết bị

– Nghiệm thu

IV. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAR PARKING

Mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ

Đây là một trong những quy trình tiêu chuẩn thi công hệ thống điện nhẹ. Để thực hiện hoàn thiện hạng mục hệ thống Car Parking này sẽ có các lực lượng như sau:

– Nhà cung cấp thiết bị quản lý bãi đỗ xe.

– Kỹ sư giám sát, thi công và tổ công nhân lắp đặt đấu nối.

Việc kết nối truyền thông tin giữa các hệ thống quản lý xe ra/vào, nhận dạng biển số xe và hệ thống Camera sẽ do kỹ sư của nhà cung cấp thiết bị trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ lắp đặt.

Đối với các hệ thống CAR PARKING trên, nhà cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:

– Đệ trình hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống, cụ thể là các loại bộ điều khiển barrier, đầu đọc thẻ, các thiết bị cảm biến cho bãi xe…

– Thực hiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công cho toàn bộ các các thiết bị để trình cho bên tư vấn thiết kế.

– Vận chuyển tới chân công trình

– Cung cấp các lý lịch của các loại thiết bị và các phụ kiện đi kèm.

– Phối hợp lắp đặt tại hiện trường

– Kiểm tra, Vận hành thử thiết bị, lập tài liệu hướng dẫn

– Đào tạo, huấn luyện nhân viên cho Chủ đầu tư.

– Bàn giao vận hành

– Trách nhiệm bảo hành, bảo trì theo yêu cầu của HSMT.

Quy trình lắp đặt hệ thống quản lý vào ra được thực hiện theo các bước như sau:

– Đệ trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

– Đệ trình và phê duyệt biện pháp thi công lắp đặt thiết bị

– Kiểm tra thử nghiệm thiết bị sau khi được tập kết đến công trường

– Hoàn thiện thủ tục đưa vật tư thiết bị vào công trường.

– Lắp đặt các vật tư sẽ kết nối với thiết bị (cáp tín hiệu, cáp cấp nguồn, các hộp nối dây…)

– Lắp đặt đấu nối các đầu đọc thẻ, các tủ điều khiển

– Lắp đặt khóa từ

– Bảo quản thiết sau khi lắp đặt

– Lắp đặt máy tính

– Cài đặt phần mềm quản lý

– Nhập thông số thẻ nhân viên (in ảnh, vào tên, địa chỉ, số điện thoại…)

– Chạy thử, hiệu chỉnh thiết bị

– Nghiệm thu

V. QUY TRÌNH CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG, LIÊN ĐỘNG VÀ TÍCH HỢP HỆ THỐNG

1. Tổng quan

– Thời gian chạy thử đơn động: 3 ngày.

– Thời gian chạy thử liên động: 5 ngày.

Cụ thể: 4 ngày chạy thử với hệ thống điều hòa không khí, phòng cháy chữa cháy, Access Cotrol, Car Parking.

1 ngày với hệ thống bơm.

1 ngày với hệ thống điện.

2. Nội dung và trình tự kiểm tra chạy thử

Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)

Mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ

– Chức năng chạy liên động của hệ thống BMS và các hệ thống khác được thực hiện theo hai loại hình:

+ Liên động bậc cao: qua BACnet, OPC, Modbus, Web Client, đối với hình thức liên động này, Máy tính điều khiển BMS phải quan sát được tất cả thông số của hệ thống tương ứng thông qua bảng mapping point mà các hệ thống này đã cung cấp.

+ Liên động bậc thấp qua các tiếp điểm. Từ máy tính điều khiển có thể giám sát các tín hiệu trạng thái của thiết bị (bơm, quạt gió,..). Đồng thời có thể đưa các tín hiệu điều khiển tới các thiết bị này ở chế độ cho phép BMS điều khiển. Các tác vụ này được kiểm tra chạy thử căn cứ vào bảng schedule point của hệ thống BMS.

– Công tác chuẩn bị, kiểm tra

+ Kiểm tra hệ thống trước khi chạy thử:

Kiểm tra nguồn điện cấp cho hệ thống, nguồn điện động lực

Kiểm tra thông mạch đường bus sử dụng máy tính.

+ Các hồ sơ văn bản liên quan được phê duyệt: bản vẽ thiết kế, bản vẽ thiết kế thi công, thuyết minh kỹ thuật.

2.1 Kiểm tra chạy thử đơn động

Kiểm tra chạy thử tính năng của tủ DDC

Các bộ điều khiển được lập trình để quản lý các module I/O, đưa ra các đáp ứng điều khiển hợp lý khi nhận được các tín hiệu từ các cảm biến (thiết bị trường).

Các bộ điều khiển này cũng được lập trình để truyền thông và được quản lý bởi phần mềm quản lý tòa nhà BMS.

Tiêu chí kiểm tra chạy thử tính năng tủ DDC như sau:

– Kiểm tra phần cứng: các thiết bị trong tủ cần đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật, hình thức, độ bền, độ đẹp.

– Cấp nguồn cho tủ DDC, kiểm tra các đèn báo, kiểm tra thông mạch giữa các module.

– Kiểm tra khả năng thu thập thông tin và đưa thông tin điều khiển của các module I/O trong tủ.

– Kiểm tra phần mềm: phần mềm DDC có nhiệm vụ thu thập các tín hiệu cảm biến và đưa ra các đáp ứng điều khiển.

– Kiểm tra truyền thông tin của các tủ DDC với máy tính điều khiển trung tâm.

b.Kiểm tra thu thập tín hiệu hiện trường

– Kiểm tra thu thập tín hiệu hiện trường dựa trên các tiêu chí được đề cập trong bảng schedule point (trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt).

– Các thiết bị hiện trường không thuộc phạm vi cung cấp của nhà thầu phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và sẵn sàng chạy thử.

Cụ thể quá trình kiểm tra chạy thử đối với các tín hiệu hiện trường như sau:

– Cấp nguồn cho các thiết bị.

– Đối với các cảm biến: nhiệt độ, độ ẩm, CO, kiểm tra giá trị tương tự hiển thị trên màn hình.

– Cảm biến mức: kiểm tra tín hiệu số đưa về. Giả tín hiệu tác động để đưa tín điều khiển ra module DO (tín hiệu này sẽ được dùng để điều khiển bơm cấp nước).

– Kiểm tra tín hiệu số đưa về module AO của cảm biến áp suất đường ống gió rồi đưa ra cảnh báo đối với mức nguy hiểm.

– Set up 1 giá trị đặt cụ thể đối với cảm biến chênh áp. Kiểm tra khả năng thu thập và hiển thị tín hiệu trên module DI (qua các đèn báo LED) của các cảm biến này.

– Kiểm tra hoạt động và khả năng của các đồng hồ đa năng bao gồm các thông số như điện áp, dòng điện, tần số, công suất tiêu thụ, công suất phản kháng.

– Kiểm tra khả năng truyền thông tin trên mạng Modbus về server BMS.

2.2 Kiểm tra chạy thử liên động

– Hệ thống liên động với các hệ thống kỹ thuật khác trong tòa nhà nhằm đảm bảo chức năng quản lý giám sát tòa nhà, tối ưu hoạt động của tòa nhà dựa trên tiêu chí: an toàn, tiện nghi, tiết kiệm.

– Đối với từng hệ thống kỹ thuật riêng, hệ thống đều có các ứng dụng cụ thể như điều khiển, giám sát bằng các giao thức cụ thể thể hiện trong bảng schedule point.

– Các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà liên động với hệ thống BMS cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cử cán bộ kỹ thuật phối hợp sẵn sàng chạy thử liên động với hệ thống BMS.

Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống điều hòa không khí

Yêu cầu

– Hệ thống điều hòa không khí cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống BMS

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

– Hệ thống điều hòa không khí sẽ tích hợp với BMS qua 2 giao thức:

+ Truyền thông bậc cao qua giao thức BACnet IP đối với hệ điều hòa trung tâm VRF.

+ Tích hợp bậc thấp bằng các cặp tiếp điểm đối với hệ thống thông gió (hút khí thải, cấp gió tươi, thông gió nhà vệ sinh các tầng).

– Cán bộ kỹ thuật của hệ thống điều hòa không khí phải đảm bảo việc cấp nguồn, hoạt động của hệ thống để liên động với BMS.

– Máy tính BMS giám sát các thông số trạng thái của hệ điều hòa trung tâm VRF theo bảng mapping mà hệ thống này cung cấp.

– Đối với các tủ thông gió, cán bộ của hệ thống này cần phải bảo đảm việc cấp nguồn cho các tủ quạt, và thực hiện chuyển mạch các tụ quạt về chế độ Auto, cho phép BMS điều khiển từ xa.

Kiểm tra và chạy thử liên động với hệ thống bơm

Yêu cầu

– Hệ thống bơm cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống BMS

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

Hệ thống bơm tích hợp với hệ thống BMS qua tiếp điểm bậc thấp.

Đối với mỗi bơm, hệ thống sẽ liên động qua các 4 tín hiệu như sau:

+ Tín hiệu giám sát chế độ hoạt động Auto/Manual.

+ Tín hiệu điều khiển ON/OFF của bơm.

+ Tín hiệu giám sát trạng thái ON/OFF.

+ Tín hiệu giám sát trạng thái lỗi của bơm (trạng thái trip của aptomat, trạng thái quá nhiệt động cơ)

Cán bộ kỹ thuật của hệ thống bơm cần cấp nguồn cho các tủ bơm; chuyển mạch điều khiển sang trạng thái Auto ở các tủ điều khiển bơm, cho phép hệ thống BMS điều khiển các bơm từ xa; tham gia giám sát hoạt động của các bơm.

Kiểm tra và chạy thử liên động với hệ thống điện trong tòa nhà

Yêu cầu

– Hệ thống cung cấp điện cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống BMS

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

– Đối với hệ thống cung cấp điện tòa nhà, BMS có chức năng giám sát trạng thái hoạt động của các MCCB, ACB tổng trong các tủ điện. Chức năng giám sát bao gồm:

+ Giám sát mức bể dầu của các máy phát dự phòng.

+ Giám sát các thông số của máy phát thông qua giao diện Modbus, theo mapping mà hệ thống này cung cấp.

+ Giám sát máy cắt MCCB ,ACB.

+ Điều khiển đóng cắt các MCCB, ACB tổng

+ Kiểm tra thông số của đồng hồ đo điện năng ở các tủ điện phân phối chính.

Cán bộ kỹ thuật của hệ thống này cần phải đảm bảo các tủ điện đã được cấp điện. Sau đó test trạng thái trip của các aptomat tại các tủ điện có giám sát.

Trực tại hiện trường để giám sát chặt chẽ trạng thái của các aptomat.

Kiểm tra và chạy thử liên động với hệ thống PCCC

Yêu cầu

– Hệ thống PCCC cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống BMS

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

– Hệ thống PCCC tích hợp với hệ thống BMS qua 2 giao thức:

+ Truyền thông bậc cao qua giao thức BACnet IP đối với hệ phòng cháy

+ Tích hợp bậc thấp bằng các cặp tiếp điểm đối với các bơm chữa cháy.

Cán bộ của hệ thống PCCC sẽ giả lập các tín hiệu báo cháy tại các khu vực khác nhau để cung cấp tín hiệu cho hệ thống BMS.

BMS có khả năng giám sát các trạng thái của đầu báo khói, nhiệt địa chỉ theo bảng mapping point mà hệ PCCC cung cấp. Việc thu thập các tín hiệu này rất quan trọng, vì dựa trên các tín hiệu thu được, BMS sẽ cấp các đầu ra thích hợp tương ứng với các hệ khác (điều hòa không khí, PA, Access control) để đưa ra các vận hành trong tình huống khẩn cấp theo chương trình lập sẵn.

Đối với các bơm chữa cháy, BMS phải đảm bảo chức năng giám sát về 2 trạng thái: ON/OFF, và trạng thái lỗi (quá nhiệt động cơ, trip aptomat) được lấy từ tủ bơm chữa cháy.

Cán bộ PCCC đảm bảo cho tủ bơm chữa cháy được cấp nguồn, sau đó và trực tại hiện trường để giám sát hoạt động của các bơm này, để so sánh với kết quả giám sát từ trung tâm của BMS.

Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống thang máy

Yêu cầu

– Hệ thống thang máy cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra và chạy thử liên động với hệ thống BMS

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

– Hệ thống thang máy sẽ được tích hợp với BMS qua tiếp điểm bậc thấp.

Từ màn hình máy tính điều khiển của BMS có thể quan sát được trạng thái hoạt động của các thang máy bao gồm : Trạng thái chạy/dừng.Trạng thái lỗi, Vị trí của thang

Cán bộ của hệ thống này phải bảo đảm cho hệ thống thang máy được cấp nguồn. Thực hiện các tác vụ: điều khiển thang lên/ xuống các tầng, đóng/ mở cửa thang…để so sánh trạng thái thực tế của thang máy với tín hiệu thu được ở trung tâm BMS

Kiểm tra và chạy thử liên động với hệ thống PA

Yêu cầu

– Hệ thống PCCC cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống BMS.

– Hệ thống PA cử cán bộ kỹ thuật tham gia để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra.

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

Hệ BMS không có chức năng giám sát PA, mà chỉ đưa ra các điều khiển dưới dạng các đầu vào trigger để PA phát ra các thông báo đã được cài đặt trong các trường hợp khẩn cấp đã được lập trình sẵn.

Để kiểm tra khả năng này, cần sự phối hợp của nhà thầu PCCC

Cán bộ của hệ thống PA cấp nguồn và đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống này. Cài đặt sẵn các thông báo, nhạc nền…

Cán bộ kỹ thuật của hệ thống PCCC sẽ giả lập tín hiệu báo cháy ở các khu vực khác nhau, BMS thông qua các đầu vào trigger của PA, phát ra các thông báo đã được cài đặt.

Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống Access control

Yêu cầu

– Hệ thống Access control cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với hệ BMS.

– Hệ thống PCCC cử cán bộ tham gia, giả lập tín hiệu báo cháy tại các khu vực khác nhau.

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

– Từ màn hình trung tâm BMS, có thể quan sát và vận hành hệ thống Access Control theo bảng mapping mà nhà thầu Access Control đã cung cấp.

Cán bộ kỹ thuật của hệ thống Access control đảm bảo việc cấp nguồn, và hoạt động bình thường của hệ thống. Thực hiện các tác vụ: quẹt thẻ đóng và mở cửa. Giả làm hành động xâm nhập trái phép.

3. Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control)

Mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ

Công tác chuẩn bị, kiểm tra

– Kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống trước khi chạy thử:

– Kiểm tra nguồn điện cấp cho hệ thống, nguồn điện động lực

– Kiểm tra thông mạch đường bus dùng máy tính.

– Các hồ sơ văn bản liên quan được phê duyệt: bản vẽ thiết kế, bản vẽ thiết kế thi công, thuyết minh kỹ thuật.

3.1 Kiểm tra chạy thử đơn động

  1. Kiểm tra nút nhấn mở cửa

Kiểm tra sự thay đổi trạng thái tiếp điểm của nút nhấn

  1. Kiểm tra đầu đọc thẻ không tiếp xúc

Kiểm tra sự thay đổi trạng thái của đèn Led trên đầu đọc khi đưa thẻ truy nhập tới khoảng cách có thể đọc của đầu đọc

  1. Kiểm tra khóa cửa

Kiểm tra trạng thái đóng ngắt của khóa điện khi cấp nguồn và ngắt nguồn

  1. Kiểm bộ điều khiển cửa hai chiều

Kiểm tra trạng thái tín hiệu để có thể điều khiển khóa cửa khi quẹt thẻ .

  1. Kiểm tra máy tính điều khiển trung tâm

Kiểm tra phần cứng máy tính. Kiểm tra phần mềm có hiển thị thông tin người sở hữu thẻ khi thẻ được quẹt

3.2 Kiểm tra chạy thử liên động

Yêu cầu

– Hệ thống Access control cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với hệ BMS.

– Hệ thống PCCC cử cán bộ tham gia, giả lập tín hiệu báo cháy tại các khu vực khác nhau.

Nội dung kiểm tra, chạy thử.

– Từ màn hình trung tâm BMS, có thể quan sát và vận hành hệ thống Access Control theo bảng mapping mà nhà thầu Access Control đã cung cấp.

Cán bộ kỹ thuật của hệ thống Access control đảm bảo việc cấp nguồn, và hoạt động bình thường của hệ thống. Thực hiện các tác vụ: quẹt thẻ đóng hoặc mở cửa. Giả những hành động xâm nhập trái phép.

Kết luận

Trên đây là mẫu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ mà công ty Bảo Phong cung cấp cho quý khách.

Với quy trình thi công hệ thống điện nhẹ cụ thể, chi tiết như vậy, còn chần chờ gì mà bạn không nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi.

Chúng tôi chuyên dịch vụ tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống camera, thi công hệ thống mạng LAN, tổng đài điện thoại Panasonic, hệ thống an ninh chống trộm Honeywell, hệ thống liên lạc nội bộ, hệ thống âm thanh an ninh, hệ thống đèn điện chiếu sáng,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat