Cáp đồng trục viễn thông feeder 7/8 và 1/2 khác nhau thế nào?

Nội dung chính

Cáp đồng trục viễn thông là gì?

Cáp đồng trục là loại cáp với một lõi dẫn điện được bọc lại bởi một lớp điện môi không dẫn điện, chung quanh quấn thêm một lớp bện kim loại, ngoài cùng lại có vỏ bọc cách điện. Từ “đồng trục” có nghĩa tất cả các lớp cáp đều dùng chung chung một trục hình học. Cáp đồng trục được nhà toán học và kỹ sư người Anh Oliver Heaviside phát minh, bằng sáng chế được cấp năm 1880.

Cáp đồng trục viễn thông là các loại cáp được sử dụng cho lắp đặt các công trình viễn thông.

Cáp đồng trục viễn thông feeder 7/8 và 1/2 khác nhau thế nào?

Cáp đồng trục viễn thông có các loại nào?

Cáp đồng trục viễn thông có rất nhiều loại, và mỗi loại có các tính chất khác nhau và do đó có những tác dụng khác nhau.

– Cáp đồng trục cứng

– Cáp đồng trục mềm

– Cáp đồng trục suy hao thấp

– Cáp 3 lớp dẫn ngoài

– Cáp đồng trục nhăn ( Feeder)

Cáp đồng trục viễn thông feeder có hai kích thước được sử dụng nhiều đó là feeder 7/8 và feeder 1/2.

Sự khác nhau giữa Feeder 7/8 và Feeder 1/2

Cáp đồng trục viễn thông feeder 7/8 và 1/2 khác nhau thế nào?

Feeder 7/8 có một ống đồng rỗng ở giữa.

Feeder 1/2 ở giữa là 1 sợi đồng đặc.

Cáp 7/8 ở tần số tối đa 5000Mhz thì suy hao là 10.40 dB/100m và năng lượng tiêu thụ là 0.96 kw. Còn cáp 1/2 ở tần số 5000Mhz suy hao là 18.00db/100m, năng lượng tiêu thụ 0.476kw, cáp 1/2′ còn có thể sử dụng ở tần số 8000Mhz với độ tiêu hao là 23.91db/100m và năng lượng tiêu thụ 0.358kw.

Với so sánh này thì ta thấy cáp 7/8′ lượng suy hao thấp hơn nhưng năng lượng tiêu thụ cũng nhiều hơn do đặc tính cấu tạo cáp 7/8 có lõi rỗng ở giữa và 1/2 có lõi đặc.

7/8 ít suy hao hơn nên được sử dụng để truyền dẫn cho các khoảng cách xa, còn loại 1/2 được sử dụng cho các truyền dẫn khoảng cách ngắn hơn.

Với những kiến thức trên, bạn đã có hiểu biết thêm về cáp đồng trục viễn thông chưa?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat