10 lí do bạn nên lắp đặt hệ thống chống sét

Bạn đang băn khoăn lo lắng, không biết có nên lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở hay xưởng sản xuất của mình hay không? Bài viết sau đây sẽ gỡ rối giúp bạn, từ đó tự bạn sẽ có câu trả lời là nên hay không nên lắp đặt hệ thống chống sét, và nếu có lắp đặt thì khi nào cần lắp, và lắp với giá bao nhiêu?

10 lí do bạn nên lắp đặt hệ thống chống sét

Nhà ở có cần lắp đặt hệ thống chống sét không?

Câu trả lời là nên lắp đặt. Theo các chuyên gia khuyến cáo ngoài việc lắp đặt chống sét trực tiếp bạn còn phải trang bị thiết bị chống sét

đánh thứ cấp (sét lan truyền hoặc cảm ứng). Thực tế, khi sét đánh, luồng sét sẽ đánh lan truyền hoặc cảm ứng vào hệ thống điện nhà, truyền hình cáp, cáp tín hiệu Internet… gây hư hại máy tính, đồ điện gia dụng, nguồn điện…

Những gia đình có sử dụng các loại đồ điện gia dụng, điện thoại cố định… đều phải nghĩ đến giải pháp này. Cách tốt nhất là sử dụng các thiết bị chống sét lan truyền qua đường dây điện như các hộp sắt, lọc sắt.. Khi sét đánh, thiết bị này sẽ cắt luồng sét, không để xảy ra hiện tượng quá áp (điện áp tăng cao). Hiện nay, các thiết bị cắt lọc sét khá đa dạng từ với giá từ vài chục đến vài ngàn USD.

Vì sao phải lắp đặt hệ thống chống sét?

Đối với các công trình khác, tiêu chuẩn về phòng chống sét được đề cập đến trong tiêu chuẩn này là đủ đáp ứng và câu hỏi duy nhất được đặt ra là có cần chống sét hay không. Trong nhiều trường hợp, sự cần thiết phải chống sét là rất rõ ràng, ví dụ:

a) Nơi tụ họp đông người;

b) Nơi cần phải bảo vệ các dịch vụ công cộng thiết yếu;

c) Nơi mà quanh khu vực đó thường xuyên xảy ra sét đánh;

d) Nơi có các kết cấu rất cao hoặc đứng đơn độc một mình;

e) Nơi có các công trình có giá trị văn hoá hoặc lịch sử;

f) Nơi có chứa các loại vật liệu dễ cháy hoặc nổ.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp khác thì không dễ quyết định. Trong các trường hợp đó cần tham khảo 7.2; 7.3; 7.4; 7.5; và 7.6 về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sét đánh và các phân tích về hậu quả của nó.

Yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sét đánh

Tuy nhiên một số yếu tố không thể đánh giá được và chúng có thể bao trùm lên tất cả các yếu tố khác. Ví dụ như, yêu cầu không xảy ra các nguy cơ có thể tránh được đối với cuộc sống của con người hoặc là việc tất cả mọi người sống trong toà nhà luôn cảm thấy an toàn có thể quyết định câu hỏi theo hướng cần có hệ thống chống sét, mặc dù thông thường thì điều này là không cần thiết.

Không có bất cứ hướng dẫn cụ thể nào cho những vấn đề như vậy nhưng có thể tiến hành đánh giá căn cứ vào xác suất sét đánh vào công trình và những yếu tố sau:

1) Công năng của toà nhà.

2) Tính chất của việc xây dựng toà nhà đó.

3) Giá trị của vật thể trong toà nhà hoặc những hậu quả do sét đánh gây ra.

4) Vị trí toà nhà.

5) Chiều cao công trình.

Hướng dẫn xác định xác suất sét đánh vào công trình

Xác suất của một công trình hoặc một kết cấu bị sét đánh trong bất kì một năm nào đó là tích của “mật độ sét phóng xuống đất” và “diện tích thu sét hữu dụng” của kết cấu. Mật độ sét phóng xuống đất, Ng, là số lần sét phóng xuống mặt đất trên 1km2 trong một năm. Giá trị Ng thay đổi rất lớn.

Ước tính giá trị Ng trung bình năm được tính toán bằng quan sát trong rất nhiều năm cho các vùng trên thế giới được cho trong Bảng 4 và Hình 1. Bản đồ mật độ sét đánh trung bình trong năm ở Việt Nam được cho ở Hình 2. Số liệu về mật độ sét đánh trung bình trong năm tại các trạm khí tượng ở Việt Nam được cho ở phụ lục E của tiêu chuẩn này.

Các mức đồng mức được sử dụng trên bản đồ ở Hình 2 dao động từ 1,4 đến 13,7. Khi áp dụng giá trị mật độ sét phóng xuống đất cho một vị trí không nằm trên đường đồng mức để tính toán nên lấy giá trị lớn hơn giữa các giá trị đường đồng mức lân cận nó.

Ví dụ vị trí nằm giữa hai đường đồng mức có giá trị là 5,7 và 8,2 thì lấy giá trị mật độ sét phóng xuống đất là 8,2 lần/km2/năm; vị trí nằm giữa hai đường

đồng mức có giá trị là 8,2 và 10,9 thì lấy giá trị mật độ sét phóng xuống đất là 10,9 lần/km2/năm; vị trí nằm ở vùng có giá trị > 13,7 thì lấy giá trị mật độ sét phóng xuống đất là 16,7 lần/km2/năm.

Có thể tham khảo phụ lục E về mật độ sét phóng xuống đất cho các địa danh được lập trên cơ sở bản đồ mật độ sét (Hình 2) và khuyến cáo ở mục này.

Diện tích thu sét hữu dụng của một kết cấu là diện tích mặt bằng của các công trình kéo dài trên tất cả các hướng có tính đến chiều cao của nó. Cạnh của diện tích thu sét hữu dụng được mở rộng ra từ cạnh của kết cấu một khoảng bằng chiều cao của kết cấu tại điểm tính chiều cao.

Bởi vậy, đối với một toà nhà hình chữ nhật đơn giản có chiều dài L, chiều rộng W, chiều cao H (đơn vị tính là m), thì diện tích thu sét hữu dụng có độ dài (L+2H) m và chiều rộng (W+2H) m với 4 góc tròn tạo bởi ¼ đường tròn có bán kính là H.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat