Trong nhiều năm trở lại đây, chất lượng ảnh mà người dùng phổ thông thường xem đã cải thiện hơn rất nhiều. Và ngày càng nhiều TV, máy chiếu và màn hình 4K xuất hiện trên thị trường.
Một yếu tố bất di bất dịch đi cùng các thiết bị trên thường được các tờ tạp chí hay quảng cáo nhắc đến là “HDR”. Có vẻ như công nghệ HDR là một phần không thể thiếu trên những chiếc TV và màn hình mới nhất.
Vậy bạn có thực sự hiểu HDR là gì không?
Công nghệ HDR là gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về công nghệ HDR là gì nhé
HDR là viết tắt của từ High Dynamic Range (Dải tương phản động rộng) và đề cập đến một kỹ thuật thể hiện chi tiết trong nội dung ở cả những cảnh rất sáng và rất tối. Nó cung cấp một đầu ra hình ảnh tự nhiên và thực tế hơn ngay cả với một phạm vi tương phản mở rộng.
Ví dụ, trong một cảnh hang động rất tối, TV HDR cho thấy sự xuất hiện và màu sắc của các bức tường hang động cũng như kết cấu của nó. Và trong một cảnh với một du thuyền trên đại dương, từng tia nắng được nhìn thấy tỏa sáng rõ ràng bất kể nền trời sáng rực.
Có rất nhiều thông tin về HDR, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng những khái niệm cơ bản trước, hướng dẫn khách hàng hiểu được không chỉ HDR là gì, mà còn mối quan hệ gần gũi giữa chất lượng hình ảnh và màn hình, trong khi mang đến những kiến thức cần thiết mà khách hàng cần đến khi chọn lựa TV và máy chiếu HDR.
Tìm hiểu về công nghệ HDR trên tivi
Có hai yếu tố là độ tương phản – sáng và tối, màu sắc – tương đương với đời thực được bao nhiêu lần thì gần như mọi chuyên gia hàng đầu đều khẳng định rằng đây là hai yếu tố tiên quyết.
Khi đặt hai cái TV cạnh nhau, một cái có độ tương phản và độ chính xác của màu sắc cao, một cái có độ phân giải cao hơn – nhiều pixel hơn, thì đa số người dùng sẽ luôn chọn cái TV đầu tiên. Khi mà nó có màu sắc có vẻ như chân thực hơn, người ta sẽ mua nó, bất chấp độ phân giải có thể thấp hơn những chiếc khác.
HDR là công nghệ tăng vượt bậc độ phủ của cả độ tương phản và màu sắc. Phần sáng sáng hơn rất nhiều, khiến hình ảnh thêm nhiều chiều sâu hơn. Màu sắc có thể hiển thị nhiều hơn, khiến hình ảnh rực rỡ hơn.Khi xem nội dung HDR, sự đối lập giữa vùng sáng/tối sẽ rõ ràng hơn khi mà vẫn giữ lại được chi tiết của vùng đó, không tạo ra cảm giác hình ảnh bị nhợt nhạt, bệt màu.
HDR cho ra hình ảnh sống động hơn, sáng ra sáng, tối ra tối nhưng không bị mất quá nhiều chi tiết. Đáng chú ý, khi nói một màn hình hiển thị hỗ trợ HDR, người ta cũng thường ngầm hiểu luôn là thiết bị đó có độ sâu màu (color bit depth) đạt ít nhất 10-bit và hỗ trợ dải màu rộng hơn màn hình không có HDR.
Do đó, nội dung chất lượng cao phát trên một thiết bị có HDR sẽ cho ra hình ảnh tươi tắn, sống động, tự nhiên như mắt người.
Đi kèm HDR là gam màu rộng – wide color gamut (WCG), mang đến cho màn hình TV nhiều màu sắc hơn. WCG tạo ra được những màu chưa từng xuất hiện trên màn hình, như màu đỏ của xe cứu hỏa, màu tím của quả cả hay thậm chí màu xanh trên từng biển báo.
2. Hoạt động của HDR
Có hai phần cấu thành nên một hệ thống HDR: đó là bản thân cái TV và nguồn phát. Để ứng dụng được HDR, một cái TV cần tạo ra nhiều ánh sáng hơn một cái TV thường, để làm rõ những phần khác biệt của hình ảnh. Như đã nói ở trên, HDR đi kèm WCG và thông qua hai hệ thống song song này, bạn có hình ảnh sáng hơn và hiển thị được nhiều màu sắc hơn. Vì vậy một ti vi có hỗ trợ HDR có nghĩa là TV hiển thị được những nội dung HDR, chứ không phải là nó sẽ tốt mức nào. Phần thứ hai, nguồn phát – là phần khó. Để tận dụng tối đa được TV có HDR, cần phải có nội dung HDR.
Với sự hậu thuẫn như vậy, người ta sẽ thấy ngay HDR10+ là tương lai ngành thiết kế màn hình, hay ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
3. HDR10, HDR10+
Để giải thích, ta cần hiểu metadata – siêu dữ liệu là gì. Chúng là những thông tin đi kèm với tín hiệu video tới từ những nội dung HDR (phim ảnh, show truyền hình). Về cơ bản, metadata & hướng dẫn & cái TV HDR cách để hiển thị dải tương phản động rộng sao cho đúng. Vậy là bạn đã hiểu được HDR và HDR10+, cũng như tại sao người ta lại hào hứng với nó vậy.
HRD10
HDR (High Dynamic Range), hay còn được biết đến với cái tên dải tương phản động cao, là tính năng tăng thêm độ tương phản và màu sắc trên tivi, cho phép tivi thể hiện được đầy đủ chi tiết vùng sáng lẫn vùng tối trên cùng một khung hình.
HDR10 là định dạng HDR được phát triển bởi các nhà sản xuất tivi, điển hình như Samsung. HDR10 được cân chỉnh với độ sáng 1000 – 1200 nits, ngang bằng với giới hạn của các dòng tivi cao cấp hiện nay.
HDR10 hoạt động bằng các hệ thống mang siêu dữ liệu tĩnh để mô phỏng các thuộc tính phân loại của màu, áp dụng cho toàn bộ video.
Nếu như bạn thấy một dòng tivi nào đó được công bố là hỗ trợ HDR, tuy nhiên không nói rõ là định dạng HDR nào thì 100% nó chính là HDR10, các đầu đĩa Blu-ray 4K cũng được cân chỉnh theo định dạng HDR10.
HDR10+
Bước tiến của công nghệ HDR đã nâng thêm một bậc khi Samsung tạo ra công nghệ HDR10+ cải tiến hỗ trợ độ sáng lên đến 4000 nits với sự trợ giúp của các ông lớn nổi tiếng ngành công nghệ và giải trí như Panasonic, Philips Amazon và 20th Century Fox.
Một điểm nổi bật của công nghệ HDR10+ là làm tăng độ sâu và độ chi tiết của hình ảnh mà không làm thay đổi các đặc tính vốn có của hình ảnh.
HDR10+ được mở rộng dựa trên định dạng HDR10 thông qua việc cho phép siêu dữ liệu động liên tục điều chỉnh cài đặt hiển thị để người dùng có thể nhìn thấy màu sắc với chất lượng tốt nhất trong từng khoảnh khắc.
HDR hoạt động ra sao?
Có hai phần cấu thành nên một hệ thống HDR: đó là bản thân cái TV và nguồn phát.
Hãy nói về phần đầu và là phần dễ nhất. Để ứng dụng được HDR, một cái TV cần tạo ra nhiều ánh sáng hơn một cái TV thường, để làm rõ những phần khác biệt của hình ảnh.
Như đã nói ở trên, HDR đi kèm WCG và thông qua hai hệ thống song song này, bạn có hìnhảnh sáng hơn và hiển thị được nhiều màu sắc hơn.
Hiển nhiên khi mà cái gì cũng hơn, giá nó cũng phải hơn. Nhưng đừng dựa vào HDR mà đánh giá tổng thể, một cái TV có HDR không nhất thiết là sẽ hiển thị tốt hơn một cái TV không sở hữu hệ thống ấy. Cái nhãn “hỗ trợ HDR” có nghĩa là TV có thể hiển thị đượcnhững nội dung HDR, chứ không phải là nó sẽ làm tốt mức nào.
Phần thứ hai, nguồn phát – nội dung phát mới là phần khó. Để tận dụng tối đa được TV có HDR, cần phải có nội dung HDR. Cũng may là các nhà làm phim, làm nội dung đang tạo ra ngày một nhiều sản phẩm HDR nên cũng không quá lo lắng.
Những lưu ý khi tạo nội dung HDR
Camera kỹ thuật số và camera tĩnh đương thời thường có dải nhạy sáng động cao hơn các tiêu chuẩn hiển thị HDR hiện nay, vì thế không thật sự cần thiết khi phải thêm các bước điều chỉnh cho quá trình xử lý ảnh để hiển thị theo tiêu chuẩn HDR. Ngay cả những bản in phim từ 5 hay 6 thập kỷ trước đó vẫn có thể được remastered lại thành nội dung số HDR đương đại.
Nếu đã xác định được nội dung phim sẽ được quay theo chuẩn HDR trước khi bấm máy, nhà quay phim sẽ rất cẩn trọng với thông số phơi sáng để tránh tình trạng cháy sáng hay thiếu sáng trên toàn bộ khung hình.
Lấy ví dụ, nhiều nhà quay phim sẽ thiết lập nguồn sáng rất mạnh bên ngoài cửa sổ khi họ quay cảnh phim bên trong và không muốn lọt chi tiết vào từ bên ngoài cửa sổ; với kỹ thuật truyền thống khung cảnh ngoài cửa sổ sẽ bị cháy sáng và hiển thị trắng xóa trên ảnh SDR. Nhưng với HDR, nó sẽ sáng hơn phần còn lại của ảnh vì độ tương phản vẫn còn nhiều đất diễn.
Vì vậy, kỹ thuật này sẽ làm hình ảnh mất đi tính thẩm mỹ và gây phân tâm cho khán gỉa khi xem phim. Do đó khi quay phim HDR, khung cảnh sẽ được quay càng giống với cách mắt người quan sát sự vật nhất bằng việc sử dụng các kỹ thuật ánh sáng thích hợp, qua đó nó có thể tận dụng lợi thế từ ảnh HDR.
Bên cạnh quay phim, quá trình chỉnh màu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ảnh HDR chất lượng cao. Giới chuyên nghiệp sẽ luôn rất cẩn thận với chi tiết ảnh và màu sắc để tái tạo màu thực một cách đầy đủ nhất của ảnh.
Lời kết
Vậy là bạn đã hiểu được côn nghệ HDR là gì? và HDR10+ là gì, cũng như tại sao người ta lại hào hứng với nó vậy. Đây có thể coi như một bộ kiến thức để bạn đi mua TV trong tương lai, hãy cứ lạc quan mà nói rằng sắm TV mới để 4 năm nữa, Việt Nam tham dự World Cup chẳng hạn.
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “FAQPage”,
“mainEntity”: [{
“@type”: “Question”,
“name”: “HDR trên tivi là gì?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “
HDR là từ viết tắt của High Dynamic Range. Chuẩn HDR được tích hợp trên tivi giúp tăng thêm độ tương phản và màu sắc, tránh hiện tượng các phần trắng bị mờ, mất chi tiết.
”
}
},{
“@type”: “Question”,
“name”: “Tiêu chí đánh giá tivi đạt chuẩn HDR ?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Tổ chức UHD Alliance là một tổ chức uy tín bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực đã thiết lập một tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho hình ảnh hiển thị gọi là chuẩn UHD Premium. Đây cũng là tiêu chuẩn tối thiểu để tivi được xác nhận đạt chuẩn HDR.”
}
},{
“@type”: “Question”,
“name”: “HDR10 là gì ?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “HDR10 là một tiêu chuẩn dễ chấp nhận hơn và được các nhà sản xuất sử dụng như một phương tiện để tránh phải tuân theo các tiêu chuẩn và phí của Dolby. Ví dụ, HDR10 sử dụng màu 10 bit và có nội dung làm chủ khả năng ở độ sáng 1000 nits.”
}
},{
“@type”: “Question”,
“name”: “HDR và SDR khác nhau như thế nào ?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Khi so sánh HDR vs SDR, HDR cho phép bạn xem nhiều hơn các chi tiết và màu sắc trong những cảnh với một dải dải tương phản động mở rộng.”
}
}]
}
Bài viết liên quan: