Được đưa vào hoạt động thí điểm từ đầu tháng 6/2018, Trung tâm IOC đã phát huy được 3 chức năng chính. Đó là giám sát, điều hành và tổng hợp để đáp ứng nhu cầu điều hành đô thị thông minh của tỉnh trong tương lai, hướng đến xây dựng một chính quyền phục vụ người dân được tốt hơn. Ảnh: Nhật Tuấn.
Vào ngày 25/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức ra mắt Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh. Ảnh: Nhật Tuấn.
Theo đó, tất cả hoạt động đầu tư hệ thống cảm biến phục vụ cho dịch vụ đô thị thông minh của các ngành đều kết nối, truyền dữ liệu về Trung tâm IOC. Từ đó, sử dụng công nghệ để chia sẻ và phân quyền cho các ngành, là cơ sở quan trọng để hình thành kho dữ liệu lớn, áp dụng giải pháp Big Data. Ảnh: Nhật Tuấn.
Để đáp ứng yêu cầu, Trung tâm IOC ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 bao gồm: IoT kết nối vạn vật trong việc kết nối các sensor, camera giám sát; Hệ thống quản lý dữ liệu video và phân tích hình ảnh cho phép hiển thị Video Wall dưới dạng lưới thông qua việc tích hợp toàn bộ camera của tỉnh; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích từ ngữ và dữ liệu phục vụ giám sát bảo mật, an toàn thông tin, giám sát thông tin báo chí, thông tin truyền thông trên không gian mạng và hỗ trợ tra cứu, trả lời tự động phục vụ người dân; Hệ thống phân tích dữ liệu lớn Big Data để cung cấp các báo cáo, thống kê phục vụ lãnh đạo tỉnh ra các quyết định. Ảnh: Nhật Tuấn.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, theo số liệu mới nhất, hiện nay, có 60 camera đang hoạt động, có 102 camera đang lắp đặt và có 340 camera cơ sở đang được kết nối. Ảnh: Nhật Tuấn.
Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tăng con số này lên 1.000 chiếc và tiến tới xã hội hóa, huy động sự tham gia từ doanh nghiệp, người dân tự động lắp đặt camera để tiến hành giám sát. Ảnh: Nhật Tuấn.
Toàn bộ các camera an ninh cùng hệ thống camera giao thông được kết nối với nhau tạo thành hệ thống camera giám sát. Ảnh: Nhật Tuấn.
Trên cơ sở dữ liệu hình ảnh từ hệ thống camera, thực hiện xử lí hình ảnh thông minh qua thuật toán nhận diện, giúp tìm kiếm các đội tượng nghi vấn, phát hiện và tự động cảnh báo kẹt đường hay các hành vi vi phạm pháp luật như: Tụ tập đám đông gây mất trật tự xã hội và xâm nhập khu vực cấm… Ảnh: Nhật Tuấn.
Trong trường hợp phát hiện vi phạm, hệ thống sẽ tự động nhận diện, phân tích ghi nhận toàn bộ dữ liệu vi phạm làm căn cứ cho cơ quan chuyên môn tiến hành xử phạt nguội. Trong ảnh: Chiếc xe đậu sai quy định. Ảnh: Nhật Tuấn.
Tính đến nay, thông qua Trung tâm này, đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm với số tiền hơn 80 triệu đồng. Trong ảnh: Người dân ghi lại hình ảnh nhóm người rải tờ rơi quảng cáo rồi gửi đến Trung tâm IOC. Sau đó, những người có liên quan bị phạt hơn 15 triệu đồng. Ảnh: Chụp màn hình.
Hiện đã có 88 cơ quan, tổ chức tham gia vào hệ thống. Hầu hết các cơ quan, đơn vị tham gia đều có sự quan tâm xử lí các phản ánh của người dân, trả kết quả đúng hạn và có chất lượng tốt được người dân đánh giá hài lòng. Ảnh: Nhật Tuấn.
Quan trắc môi trường. Ảnh: Nhật Tuấn.
Sắp tới, khi mở rộng việc cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh sau này trên các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Du lịch…, thông qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ, thông tin chất lượng dịch vụ sẽ được xếp hạng công khai để người dân có cơ sở lựa chọn dịch vụ tốt cho mình. Từ đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ nhìn thấy được chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và có phương án đổi mới nâng cao chất lượng. Ảnh: Nhật Tuấn.
Nhận diện các xe vi phạm. Ảnh: Nhật Tuấn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ghé thăm Trung tâm IOC. Ảnh: Nhật Tuấn.
Bài viết liên quan: