Ở thời đại hiện đại hóa ngày nay, việc dùng internet là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Vì vậy, WiFi 6 ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm internet một cách mượt mà, nhanh chóng hơn cho người dùng. Hãy cùng mình tìm hiểu về Wi-Fi thế hệ thứ 6 có gì nổi bật nhé!
WiFi 802.11ax – WiFi 6 là gì? Chuẩn wifi nào mới nhất hiện nay
WiFi 6, hay còn gọi là 802.11ax, là tiêu chuẩn kết nối không dây tiên tiến mới nhất trong gia đình các tiêu chuẩn Wi-Fi. Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về băng thông và hiệu suất mạng, Wi-Fi 6 mang lại những cải tiến đáng kể so với các phiên bản trước.
Wi-Fi 6 không chỉ cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn mà còn tối ưu hóa hiệu suất trong môi trường mạng có nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Điều này giúp giảm độ trễ, tăng khả năng đáp ứng của mạng, và cung cấp trải nghiệm trực tuyến tốt hơn.
Những Điểm Nổi Bật của Wi-Fi 6
Tăng Cường Tốc Độ Truyền Dữ Liệu
Wi-Fi 6 không chỉ tăng tốc độ truyền dữ liệu tối đa lên mức đáng kể mà còn cải thiện hiệu suất truyền dữ liệu ở các điều kiện mạng đa dạng.
Hỗ Trợ Đa Thiết Bị
Với công nghệ MU-MIMO (Multi-User, Multiple Input, Multiple Output), Wi-Fi 6 có khả năng xử lý đồng thời nhiều thiết bị mà không làm giảm tốc độ kết nối.
OFDMA: Phương Pháp Phổ Mới
Orthogonal Frequency Division Multiple Access (OFDMA) là một trong những đặc điểm độc đáo của Wi-Fi 6, giúp tối ưu hóa việc chia sẻ băng thông giữa nhiều thiết bị, từ đó cải thiện hiệu suất mạng.
Bảo Mật Cao Cấp
Wi-Fi 6 cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ như WPA3 để bảo vệ dữ liệu và người dùng khỏi các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp.
Ứng Dụng Thực Tế của Wi-Fi 6
Trong Công Nghiệp
Wi-Fi 6 không chỉ phục vụ trong các gia đình mà còn được triển khai rộng rãi trong môi trường công nghiệp, nơi yêu cầu kết nối ổn định và độ tin cậy cao.
Trong Công Việc và Học Tập
Với khả năng xử lý đồng thời nhiều thiết bị, Wi-Fi 6 là lựa chọn lý tưởng cho các môi trường làm việc và học tập hiện đại, nơi có nhiều thiết bị thông minh được kết nối đồng thời.
Chuẩn wifi nào mới nhất hiện nay? có những loại nào?
Chuẩn WiFi đầu tiên 802.11
Năm 1997, IEEE hay The Institute of Electrical and Electronics Engineers (Viện Kỹ sư Điện và Điện tử) đã giới thiệu chuẩn WiFi đầu tiên cho mạng WLAN.
Tuy nhiên, chuẩn 802.11 chỉ hỗ trợ băng tần mạng tối đa lên đến 2Mbps – Tương đối chậm không đáp ứng được hầu hết các ứng dụng. Vì vậy, các sản phẩm được sản xuất dựa trên chuẩn 802.11 ngày càng ít được sản xuất và dừng hẳn.
Chuẩn WiFi 802.11b (Wifi 1)
Vào tháng 7 năm 1999, IEEE đã nâng cấp dựa trên chuẩn 802.11 gốc để tạo ra chuẩn WiFi 802.11b (còn được gọi là WiFi 1). Băng thông hỗ trợ lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống lúc này.
Tuy nhiên, chuẩn 802.11b lại sử dụng tần số tín hiệu không được kiểm soát (2,4 GHz), dẫn đến khả năng bị nhiễu từ các thiết bị khác trong cùng dải tần số. Mặc dù vậy, 802.11b vẫn có ưu điểm là giá thành thấp và phạm vi tín hiệu tốt. Nhược điểm duy nhất của chuẩn này là nhiễu từ do các thiết bị gia dụng khác.
Chuẩn WiFi 802.11a (WiFi 2)
Song song chuẩn WiFi 802.11b, IEEE đã phát triển bản nâng cấp thứ hai cho chuẩn 802.11 và đặt tên là chuẩn WiFi 802.11a (còn được gọi là WiFi 2). 802.11a hỗ trợ băng thông lên tới 54 Mbps và sử dụng phổ tần số quy định quanh mức 5GHz.
Dù tần số của 802.11a cao hơn rất nhiều so với 802.11b song phạm vi của chuẩn này hẹp hơn so với chuẩn 802.11b và khó xuyên qua các vật cản hơn. Vì giá thành cao hơn, chuẩn 802.11a phù hợp với các mạng doanh nghiệp, trong khi chuẩn 802.11b thích hợp hơn với thị trường mạng gia đình.
Chuẩn WiFi 802.11g (WiFi 3)
Chuẩn WiFi 802.11g (WiFi 3) được ra mắt vào năm 2002 và 2003, là một chuẩn mới được đánh giá cao trên thị trường sử dụng mạng không dây. 802.11g là sự kết hợp giữa các ưu điểm của chuẩn 802.11a và 802.11b.
Băng thông hỗ trợ lên đến 54 Mbps và phạm vi rộng với tần số 2.4 Ghz. 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn trước đó như 802.11b, có nghĩa các điểm truy cập 802.11g sẽ hoạt động tốt với các adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại.
Điểm mạnh của 802.11g là tốc độ truyền dữ liệu rất nhanh, phạm vi tín hiệu tốt và ít bị cản trở. Tuy nhiên, 802.11g lại có giá thành cao hơn so với 802.11b, việc nhiễu từ các thiết bị gia dụng vẫn là 1 điểm trừ lớn chưa được cải thiện.
Chuẩn WiFi 802.11n (WiFi 4)
Chuẩn WiFi 802.11n (còn gọi là WiFi 4) được thiết kế để cải thiện hiệu suất so với chuẩn 802.11g bằng cách sử dụng nhiều tín hiệu không dây và các anten công nghệ MIMO. Đề giải thích dễ hiểu cho bạn đọc thì thuật ngữ MIMO là viết tắt của Multiple Input, Multiple Output. Công nghệ MIMO cải thiện phạm vi và băng thông trên đồng thời 4 luồng.
Chuẩn WiFi 802.11n được ra mắt vào năm 2009 với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên đến 600 Mbps. Phạm vi tín hiệu của tiêu chuẩn này cũng tốt hơn so với các chuẩn Wifi trước đó với cường độ tín hiệu được tăng lên và khả năng tương thích ngược với các thiết bị adapter chuẩn 802.11b, 802.11g.
Có thể nói điểm mạnh của chuẩn 802.11n đến từ tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất và phạm vi tín hiệu tốt nhất, cũng như khả năng chống nhiễu tốt hơn từ các nguồn bên ngoài. Tuy nhiên, giá thành của 802.11n lại cao hơn 802.11g. Việc ứng dụng nhiều tín hiệu không dây có thể gây nhiễu loạn các mạng chuẩn 802.11b và 802.11g ở gần.
Chuẩn WiFi 802.11ac (WiFi 5)
802.11ac là chuẩn kết nối wifi mới nhất được sử dụng rộng rãi hiện nay. Sử dụng công nghệ không dây băng tần kép, chuẩn Wifi 802.11ac hỗ trợ kết nối đồng thời trên cả 2 băng tần 2.4 GHz và 5 GHz.
Tiêu chuẩn này có khả năng tương thích ngược với các tiêu chuẩn khác như 802.11b, 802.11g, 802.11n. Băng thông đạt được đến 1.300 Mbps trên băng tần 5 GHz và 450 Mbps trên băng tần 2.4 GHz.
Wifi 6/ Wife 6E – Chuẩn kết nối wifi 2019 – 2020
WiFi 6 hay chuẩn IEEE 802.11ax được ra mắt vào năm 2020 và trở thành chuẩn kết nối wifi mới nhất và phổ biến trong suốt năm 2020. Cho đến cuối năm 2020, Wifi 6E ra đời mang tới khả năng kết nối Wifi với bằng tần mới nhất 6Ghz.
Khi WiFi 6E được triển khai, sẽ có 14 kênh 80MHz mới và 7 kênh 160MHz được tạo ra, giúp tăng dung lượng mạng đáng kể cho người dùng. Những khu dân cư đông đúc hay các tòa nhà doanh nghiệp tắc nghẽn sẽ được sử dụng đường truyền Wifi tốt hơn, giảm thiểu hiện tượng nhiễu loạn và băng thông gấp 4 lần băng thông có sẵn của kết nối Wifi.
Các tính năng mà Wifi 6 sở hữu bao gồm:
- Mô hình 8×8 đường lên/đường xuống MU-MIMO.
- Công nghệ OFDMA và BSS Color để cung cấp khả năng xử lý, phân bổ tài nguyên tới nhiều thiết bị hơn gấp bốn lần.
- Cải thiện hiệu quả mạng và tuổi thọ pin của thiết bị, trong đó có thời lượng pin của các thiết bị IoT.
- Chế độ điều chế biên độ vuông góc 1024 (1024-QAM) tăng thông lượng cho các hoạt động sử dụng nhiều băng thông bằng cách truyền nhiều dữ liệu hơn trong cùng một lượng phổ.
WiFi 7 – Kỷ nguyên mới của mạng không dây
Wifi 7 hay chuẩn IEEE 802.11be là chuẩn Wifi mới nhất được phát triển dựa trên sự đổi mới của WiFi 6 và WiFi 6E. Một kỷ nguyên không dây mới khi Wifi 7 mang tới các tính năng cực đắt giá như:
- Tăng tốc độ kết nối: Việc áp dụng các kênh 320 MHz có kích thước gấp đôi các thế hệ Wifi trước đây. Công nghệ điều chế biên độ vuông 4K QAM cho phép tín hiệu nhúng 1 lượng dữ liệu lớn hơn so với QAM 1K.
- Tốc độ trên lý thuyết cực cao: Với việc chấp thuận gấp đôi cả băng thông, số lượng luồng spatial streams cùng phương pháp điều chế mới 4K-QAM. Tốc độ lý thuyết của chuẩn 802.11be có thể đạt tới sẽ gấp 4.8 lần so với tốc độ 9.6 Gbps trên Wifi 6, tức là 46 Gbps!
- Công nghệ OFDMA giúp tối ưu hóa quá trình truyền tải và phân bổ tài nguyên
- Độ rộng băng thông 320 MHz giúp tăng gấp đôi thông lượng tối đa so với chuẩn Wifi 6. Đồng thời các kênh 160 + 160 MHz hay 80 + 80 MHz trên mạng Wifi chuẩn AC cũng được ứng dụng để mở rộng hóa băng thông truyền tải.
- MU-MIMO viết tắt của Multi-User Multiple Input and Multiple Output sẽ giúp nâng cấp đáng kể hiệu quả phổ tần. Với 16 luồng spatial streams của chuẩn 802.11be sẽ tăng gấp đôi thông lượng trong lý thuyết.
Bảng so sánh các chuẩn kết nối Wifi hiện nay
Chuẩn IEEE | Chuẩn 802.11 | Chuẩn 802.11b (WiFi 1) | Chuẩn 802.11a (WiFi 2) | Chuẩn 802.11g (WiFi 3) | Chuẩn 802.11n (WiFi 4) | Chuẩn 802.11ac (Wifi 5) | Chuẩn 802.11ax (Wifi 6) | Chuẩn Wifi 6E | Chuẩn Wifi 7 |
Năm phát hành | 1997 | 1999 | 1999 | 2003 | 2009 | 2013 | 2019 | 2020 | 2022 |
Tần số | 2.4 GHz | 2.4 GHz | 5 GHz | 2.4 GHz | 2.4/5 GHz | 2.4 GHz
5 GHz |
2.4 GHz
5 GHz |
2.4 GHz
5 GHz 6 GHz |
2.4 GHz
5 GHz 6 GHz |
Tốc độ tối đa | 2 Mbps | 11 Mbps | 54 Mpbs | 54 Mpbs | 600 Mbps | 1730 Mbps | 600–9608 Mbps | 600–9608 Mbps | ~46 Gbps |
Chuẩn Wifi nào được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam?
Tất cả các chuẩn WiFi đều được sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hai chuẩn phổ biến nhất hiện nay là 802.11g và 802.11n, với 802.11n là chuẩn được sử dụng nhiều nhất. Chuẩn 802.11n hoạt động trên cả hai dải tần 2.4GHz và 5GHz.
Hiện nay, một số thiết bị mới được sản xuất tại Việt Nam đã sử dụng chuẩn 802.11ac. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa nhiều (trái ngược với tình hình sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển). Một phần lý do là do chưa phù hợp với hạ tầng mạng hiện tại của Việt Nam, vẫn còn hạn chế.
Một số công nghệ không dây khác
Ngoài các chuẩn WiFi đã đề cập, còn tồn tại một số công nghệ mạng không dây khác.
Các chuẩn trong nhóm 802.11, như 802.11h và 802.11j, là các mở rộng của công nghệ WiFi, mỗi chuẩn đều phục vụ các mục đích cụ thể.
Bluetooth là một công nghệ mạng không dây khác. Nó hỗ trợ trong phạm vi hẹp (khoảng 10m) và băng thông thấp (1-3Mbps), được thiết kế cho các thiết bị di động và tiết kiệm năng lượng. Bluetooth có giá thành sản xuất thấp, khiến nó trở nên hấp dẫn cho các hãng sản xuất. Bluetooth thường được sử dụng trong kết nối giữa PDA, điện thoại di động và máy tính PC, nhưng hiếm khi được sử dụng cho kết nối mạng WLAN nói chung do phạm vi và tốc độ truyền dữ liệu.
Lời kết
Wi-Fi 6 không chỉ đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ mạng không dây mà còn mở ra những triển vọng hứa hẹn với việc phát triển tiêu chuẩn kết nối không dây trong tương lai. Cùng với sự gia tăng đáng kể về tốc độ truyền dữ liệu và khả năng đa nhiệm, Wi-Fi 6 là cầu nối cho những trải nghiệm trực tuyến đỉnh cao và hiệu suất mạng vượt trội.
Cho đến nay đã có khá nhiều đời Wifi được cải tiến, với mỗi cải tiết các thiết bị wifi mới sẽ cho người dùng khả năng truy cập nhanh hơn, truyền tải dữ liệu ổn định và tối ưu hơn.
Bài viết liên quan: