EnGenius EWS357AP là một trong thiết bị hỗ trợ truy cập Wi-Fi đầu tiên được hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 6 (hay còn gọi là 802.11ax). Chuẩn kết nối Wi-Fi thế hệ mới này hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn cho các thiết bị kết nối mạng không dây trong tương lai bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại, đặc biệt là hướng đến các thiết bị kết nối vạn vật IoT đang phát triển như hiện nay.
Đây là thiết bị Wi-Fi Access Point nên có thể kết nối trực tiếp vào router hiện tại là có thể hoạt động được ngay. Việc thiết lập AP này có thể thực hiện thông qua địa chỉ IP được cấp từ mạng chủ hoặc thiết lập thủ công khi không kết nối vào router.
Thiết kế bên ngoài của EnGenius EWS357AP giống như những thiết bị Wi-Fi AP chuyên dụng. Vỏ ngoài của thiết bị có màu trắng với phần phía sau được thiết kế bằng kim loại đem lại cảm giác chắc chắn và thoát nhiệt tốt hơn.
Thiết bị chỉ có 1 cổng mạng LAN do chỉ có vai trò làm Wi-Fi AP. Cổng này tất nhiên sẽ hỗ. trợ Power-over-Ethernet dễ dàng sử dụng chung dây tín hiệu mạng và điện nguồn. Về cơ bản, lợi thế của mạng Wi-Fi 6 mà anh em có thể biết được qua một số thuật ngữ: chẳng hạn như MU-MIMO giúp cho luồng dữ liệu có thể truyền tải đến được nhiều thiết bị cùng lúc. Trên Wi-Fi 6 thì MU-MIMO mặc định sẽ hỗ trợ cả Uplink & downlink.
Tìm hiểu thêm về MU-MIMO
Tiếp đến là những công nghệ như OFDMA sẽ giúp việc truy cập được nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Nó cho phép gộp các gói dữ liệu nhỏ lại trong 1 lần truyền phát để chuyển tới thiết bị cuối để tiết kiệm.
Ngoài ra, OFDMA chia phổ vào các đơn vị tài nguyên (Resource Units) và phân bổ chúng đến nhiều người dùng khác nhau nên sẽ loại bỏ hoàn toàn độ trễ, tăng cường việc truy cập cao hơn.
Chưa kể, Wi-Fi 6 còn hỗ trợ song song hai băng tần 2.4 GHz và 5 GHz, giúp cho việc triển khai hệ thống gồm nhiều thiết bị IoT vốn phổ biến ở băng tần 2.4 GHz. Với Wi-Fi 6, mật độ điều chế tín hiệu QAM ở mức là 1024. Mỗi symbol sẽ mang theo 8 bits thì giờ đây chúng sẽ có đến 10bits và sẽ tăng tốc độ truyền lên 25% so với chuẩn mạng cũ.
Một tính năng cũng hưu ích đó là giao thức Target Wake Time (TWT). Giao thức này cho phép router và thiết bị không dây cùng đồng thuận với nhau về một thời điểm trong tương lai để thiết lập kết nối.
Ví dụ, bộ cảm biến chống trộm có thể dùng TWT để kết nối với router mỗi 1 phút, trong 1 phút đó nó chỉ gửi nhận mất nửa giây mà thôi. Việc này sẽ tiết kiệm băng thông mạng và pin so với việc phải duy trì kết nối liên tục mà chỉ gửi 1 phút/ lần.
Các loại cảm biến smart home, máy móc công nghiệp sẽ hưởng lợi từ TWT là chủ yếu.
Cơ bản là chúng ta sẽ có được một hệ thống Wi-Fi có kết nối ổn định hơn, giảm độ trễ tín hiệu, chịu tải được nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc hơn. Trở lại với EnGenius EWS357AP, thiết bị Wi-Fi AP này hỗ trợ chuẩn 802.11ax 1.200 Mbps tại băng tần 5 GHz, so với một số router 802.11ac 1.300 Mbps thì nó có vẫn thấp hơn một xíu.
EnGenius có phiên bản cao hơn hỗ trợ lên đến 2.400 Mbps nhưng tất nhiên là thiết bị cuối thì vẫn chưa phổ biến. Tất nhiên việc tương thích ngược với các chuẩn a/b/n/ac là điều hiển nhiên, tốc độ tối đa của chuẩn 802.11ac là 867 Mbps trên băng tần 5 GHz; trong khi băng tần 2.4 GHz hỗ trợ tối đa 574 Mbps.
Mình đã tìm được chiếc Galaxy S10 có hỗ trợ Wi-Fi 6 để thử so sánh kết nối với chiếc iPhone SE sử dụng Wi-Fi 802.11ac 867 Mbps. Bước đầu băng thông thực tế khi đo bằng phần mềm Wi-Fi SweepSpots cho kết quả ấn tượng với tốc độ cao nhất lên đến 700 Mbps, trong khi iPhone SE vào khoảng hơn 400 Mbps.
Khi hai thiết bị cùng truy xuất phần mềm thì tốc độ bắt đầu được chia ra khoảng 550 Mbps và 300 Mbps. Chiếc Galaxy S10 có mức độ bắt sóng ổn định hơn so với iPhone SE. Trước đó mình cũng có thử dùng Huawei Mate20 Pro để thử nghiệm nhưng vì EnGenius EWS357AP chỉ hỗ trợ 802.11ac 867 Mbps nên dùng iPhone SE cũng đã tối ưu hết mức cho thiết bị Wi-Fi AP này rồi.
EnGenius EWS357AP là một trong thiết bị hỗ trợ truy cập Wi-Fi đầu tiên được hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 6 (hay còn gọi là 802.11ax). Chuẩn kết nối Wi-Fi thế hệ mới này hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn cho các thiết bị kết nối mạng không dây trong tương lai bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại, đặc biệt là hướng đến các thiết bị kết nối vạn vật IoT đang phát triển như hiện nay.
Đây là thiết bị Wi-Fi Access Point nên có thể kết nối trực tiếp vào router hiện tại là có thể hoạt động được ngay. Việc thiết lập AP này có thể thực hiện thông qua địa chỉ IP được cấp từ mạng chủ hoặc thiết lập thủ công khi không kết nối vào router. Thiết kế bên ngoài của EnGenius EWS357AP giống như những thiết bị Wi-Fi AP chuyên dụng. Vỏ ngoài của thiết bị có màu trắng với phần phía sau được thiết kế bằng kim loại đem lại cảm giác chắc chắn và thoát nhiệt tốt hơn.
Thiết bị chỉ có 1 cổng mạng LAN do chỉ có vai trò làm Wi-Fi AP. Cổng này tất nhiên sẽ hỗ. trợ Power-over-Ethernet dễ dàng sử dụng chung dây tín hiệu mạng và điện nguồn. Về cơ bản, lợi thế của mạng Wi-Fi 6 mà anh em có thể biết được qua một số thuật ngữ: chẳng hạn như MU-MIMO giúp cho luồng dữ liệu có thể truyền tải đến được nhiều thiết bị cùng lúc. Trên Wi-Fi 6 thì MU-MIMO mặc định sẽ hỗ trợ cả Uplink & downlink.
Tìm hiểu thêm về MU-MIMO
Tiếp đến là những công nghệ như OFDMA sẽ giúp việc truy cập được nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Nó cho phép gộp các gói dữ liệu nhỏ lại trong 1 lần truyền phát để chuyển tới thiết bị cuối để tiết kiệm. Ngoài ra, OFDMA chia phổ vào các đơn vị tài nguyên (Resource Units) và phân bổ chúng đến nhiều người dùng khác nhau nên sẽ loại bỏ hoàn toàn độ trễ, tăng cường việc truy cập cao hơn.
Chưa kể, Wi-Fi 6 còn hỗ trợ song song hai băng tần 2.4 GHz và 5 GHz, giúp cho việc triển khai hệ thống gồm nhiều thiết bị IoT vốn phổ biến ở băng tần 2.4 GHz. Với Wi-Fi 6, mật độ điều chế tín hiệu QAM ở mức là 1024. Mỗi symbol sẽ mang theo 8 bits thì giờ đây chúng sẽ có đến 10bits và sẽ tăng tốc độ truyền lên 25% so với chuẩn mạng cũ.
Một tính năng cũng hưu ích đó là giao thức Target Wake Time (TWT). Giao thức này cho phép router và thiết bị không dây cùng đồng thuận với nhau về một thời điểm trong tương lai để thiết lập kết nối.
Ví dụ, bộ cảm biến chống trộm có thể dùng TWT để kết nối với router mỗi 1 phút, trong 1 phút đó nó chỉ gửi nhận mất nửa giây mà thôi. Việc này sẽ tiết kiệm băng thông mạng và pin so với việc phải duy trì kết nối liên tục mà chỉ gửi 1 phút/ lần.
Các loại cảm biến smart home, máy móc công nghiệp sẽ hưởng lợi từ TWT là chủ yếu.
Mình đã tìm được chiếc Galaxy S10 có hỗ trợ Wi-Fi 6 để thử so sánh kết nối với chiếc iPhone SE sử dụng Wi-Fi 802.11ac 867 Mbps. Bước đầu băng thông thực tế khi đo bằng phần mềm Wi-Fi SweepSpots cho kết quả ấn tượng với tốc độ cao nhất lên đến 700 Mbps, trong khi iPhone SE vào khoảng hơn 400 Mbps.
Khi hai thiết bị cùng truy xuất phần mềm thì tốc độ bắt đầu được chia ra khoảng 550 Mbps và 300 Mbps. Chiếc Galaxy S10 có mức độ bắt sóng ổn định hơn so với iPhone SE. Trước đó mình cũng có thử dùng Huawei Mate20 Pro để thử nghiệm nhưng vì EnGenius EWS357AP chỉ hỗ trợ 802.11ac 867 Mbps nên dùng iPhone SE cũng đã tối ưu hết mức cho thiết bị Wi-Fi AP này rồi.
Về tính năng, EnGenius EWS357AP cung cấp nhiều các tính năng liên quan hữu ích cho doanh nghiệp như có thể tạo ra 8 SSID chạy 2 băng tần cùng lúc hoặc tắt/mở từng băng tần, đặt lịch trình bật/tắt dễ dàng.
Ứng dụng ezMaster có thể quản lý từ xa lên tới 1.000 AP. Những tính năng này sẽ hướng đến doanh nghiệp nhiều hơn là người dùng cá nhân.
Vẫn còn quá sớm để các thiết bị sử dụng Wi-Fi 6 có thể phổ biến. Vì vậy EnGenius EWS357AP là một thiết bị tham khảo để anh em có thể thấy được tương lai của chuẩn mạng Wi-Fi thế hệ mới nhất đang có sản phẩm được thương mại. Giá tham khảo cho thiết bị này là 9.950.000 đồng.
Bài viết liên quan: