Tìm hiểu so sánh sự khác nhau giữa camera HD-TVI và camera IP.
Camera IP hiện nay ngày càng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Camera quan sát. Mặt khác, Camera HD-TVI là công nghệ truyền tín hiệu hình ảnh qua cáp đồng trục được các hãng sản xuất phát triển nhằm thay thế hệ thống Camera Analog đã lạc hậu.
Để giúp bạn có những quyết định chính xác hơn khi cần lắp đặt camera quan sát, Bảo Phong xin được chia sẻ những điểm giống và khác nhau giữa hai loại Camera quan sát phổ biến này.
Đôi nét về Camera HD-TVI
HD-TVI (viết tắt của High Definition Transport Video Interface) là giao thức truyền tải hình ảnh kỹ thuật số thông qua cáp đồng trục (Coaxial), cho phép truyền tín hiệu video chất lượng cao với khoảng cách truyền dẫn lên tới 300m – 500m. Dữ liệu không bị nén và được truyền với độ trễ thấp, hình ảnh chính xác theo thời gian thực. Hiện nay, camera HD-TVI hỗ trợ hình ảnh tối đa lên tới 4K@30, độ phân giải đầu vào của camera lên tới 8 Megapixel.
Tìm hiểu thêm : Camera HD-TVI là gì? Ưu điểm và nhược điểm camera HD-TVI
Khi sử dụng camera HD-TVI, để có thể lưu trữ video và xem trực tiếp hoặc xem lại, bạn cần một hệ thống trung chuyển như đầu ghi hình, ổ cứng lưu trữ chuyên dụng.
Các đầu ghi camera HD-TVI (DVR) hỗ trợ đa dạng số cổng kết nối (4 / 8 / 16 / 24 / 32 / 64…) tùy theo nhu cầu diện tích cần quan sát. Ngoài ra, một số DVR còn tích hợp thêm khả năng kết nối với camera IP (thường có trên các loại đầu ghi 2MP trở lên).
Khái niệm Camera IP
IP là một trong hai giao thức cơ bản của Bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol). Bộ giao thức TCP/IP hiện nay được sử dụng rộng rãi cho mạng nội bộ cũng như mạng Internet trên toàn thế giới. Camera IP, đúng theo tên gọi của nó, kết nối và hoạt động dựa trên bộ giao thức này.
Camera IP có thể kết nối với mạng nội bộ hoặc mạng Internet thông qua kết nối không dây (Wireless) hoặc có dây (Wired) còn gọi là camera wifi và camera có dây
Mỗi camera IP khi kết nối đều nhận một địa chỉ IP duy nhất. Giống như camera HD-TVI, camera IP cũng sử dụng tín hiệu Digital, được mã hóa từ bên trong trước khi truyền tải qua các thiết bị khác như NVR (Network Video Recorder), NAS, PC, Smartphone, Tablet…
Ngoài ra, hầu hết camera IP đều được trang bị thuật toán nén hình ảnh trước khi truyền tải nhằm giảm băng thông, giảm độ trễ và tăng tính ổn định hình ảnh.
Do đặc tính kết nối thông qua giao thức TCP/IP mà camera IP có thể được kết nối với đầu ghi hình NVR hoặc hoạt động độc lập. Tùy vào phần mềm được hãng sản xuất tích hợp mà chúng ta có thể kết nối với từng camera trực tiếp bằng IP / Domain hoặc thông qua P2P Cloud Server trung gian.
Sự khác nhau giữa Camera HD-TVI và Camera IP
Như khái niệm đã đề câp ở trên, sự khác nhau chủ yếu của hai dòng camera quan sát phổ biến này chính là ở phương thức kết nối. Để dễ hiểu hơn, các bạn hãy xem bảng so sánh tổng hợp phía dưới đây:
ĐẶC ĐIỂM | CAMERA HD-TVI | CAMERA IP |
---|---|---|
GIAO THỨC KẾT NỐI | HD TVI | TCP/IP |
DẠNG ĐẦU GHI HỖ TRỢ | DVR | NVR hoặc một số DVR hỗ trợ |
HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP | Không | Có |
PHƯƠNG THỨC LƯU TRỮ | Thông qua đầu ghi (DVR) | Thông qua đầu ghi, thẻ nhớ, ổ cứng mạng, lưu trữ đám mây… |
NÉN HÌNH ẢNH | Truyền tải trực tiếp, sau đó nén trên DVR | Nén hình ảnh trước khi truyền tải |
TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HÌNH ẢNH | Cao | Phụ thuộc vào băng thông, chất lượng đường truyền |
KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI | Lên tới 300m – 500m | Không giới hạn
Mạng có dây: ổn định với khoảng cách dưới 100m. Mạng không dây: phụ thuộc vào cường độ sóng Wi-Fi. |
Hy vọng qua bài viết trên đây quý khách phần nào hiểu được sự khác nhau giữa camera HDTVI và camera IP để có lựa chọn cho mình nên lắp đặt camera HD-TVI hay lắp đặt camera ip cho hệ thống an ninh của mình.
Bài viết liên quan: