Ai phải xin cấp phép đăng ký tần số ?
Mọi tổ chức, cá nhân (người sử dụng) sử dụng băng tần số (băng tần), tần số vô tuyến điện (tần số) và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (thiết bị) phải có giấy phép trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện.
Danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện do Bộ Thông tin Truyền thông quy định và công bố; các thiết bị trong danh mục này khi sử dụng phải tuân theo các điều kiện kỹ thuật và khai thác cụ thể của quy định. ( Điều 64, chương IV, Pháp lệnh BC,VT)
- – Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị VTĐ riêng lẻ (trừ vi ba, vệ tinh) và điện thoại kéo dài không dây
- – Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá
- – Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với đài bờ liên lạc với các phương tiện nghề cá
- – Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với đài tàu biển
- – Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với các mạng dùng riêng ?
- – Gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- – Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
Đăng Ký Tần Số Bộ Đàm Tại Cục Tần Số
- Để tránh nhiễu sóng và làm nhiễu sóng với những đơn vị sử dụng máy bộ đàm xung quanh.
- Để hợp pháp hóa sử dụng tần số vô tuyến điện do nhà nước quản lý.
- Tránh rò rỉ các thông tin nội bộ quan trọng khi đàm thoại qua bộ đàm.
Vậy làm thế nào để bạn được phép đăng ký tần số bộ đàm:
- Bạn là một tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. ( Có giấy CMND đối với cá nhân hoặc giấy phép kinh doanh đối với tổ chức, doanh nghiệp).
- Bạn đang sử dụng bộ đàm chính hãng – có hợp quy của bộ đàm đang sử dụng.
- Trường hợp sử dụng bộ đàm xách tay, hàng không được cấp giấy chứng nhận vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn
Thủ tục đăng ký bộ đàm gồm những gì?
- 01 bản photo giấy phép đăng ký kinh doanh ( đối với doanh nghiệp, hộ gia đình), hoặc CMND (đối với cá nhân).
- 01 bản khai 1g dùng cho mạng nội bộ có ký tên ( đóng dấu đối với, KD hộ gia đình, doanh nghiệp).
- 01 bản hợp quy của bộ đàm đang sử dụng. ( yêu cầu đơn vị cung cấp bộ đàm gửi kèm khi mua
- bộ đàm chính hãng mới có.
Thời gian đăng ký nhận kết quả trong bao lâu?
- Thời gian nộp hồ sơ cho đến khi nhận được tần số trung bình từ 30 – 45 ngày.
- Thời hạn sử dụng thông thường là 1 năm ( gia hạn hàng năm để tiếp tục sử dụng).
- Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép vui lòng liên hệ trực tiếp lên cục tần số vô tuyến điện.
Lệ Phí Dịch Vụ Đăng Ký Tần Số Bộ Đàm
Dưới đây là bảng chi tiết lệ phí hoặc xem chính thức tại website của cục tần số :
Đây là bảng giá áp dụng của Bộ Tài Chính. Áp dụng năm từ năm 2013.
Dịch vụ cài đặt tần số bộ đàm.
- Bạn có 2 hay nhiều mẫu bộ đàm khác nhau chưa được đồng bộ
- Tần số đang dùng bị rè, bị nhiễu, bị lẫn tiếng bên ngoài vào.
- Tần số đang dùng bị lẫn giữa các bộ phận nội bộ với nhau.
- Cài theo một nhóm đang có sẵn tần số riêng biệt ( Hội ô tô, mô tô SÀI GÒN …)
- Sau khi đăng ký tần số, bạn phải cài lại máy theo đúng quy định được cấp phép sử dụng.
Làm thế nào để cài đặt được cài tần số bộ đàm:
- Để thay đổi hoặc chỉnh sửa tần số máy bộ đàm, bạn cần có cáp chuyên dụng của bộ đàm theo hãng, phần mềm đọc và viết tần số của đúng mẫu bộ đàm cần cài.
- Thao tác chọn đúng tần số cần cài.
- Cài thêm mã CTCSS và DCS chống nhiễu và hạn chế bị trùng tần số.
- Cài phương thức phát xạ và phát gần.
- Điều chỉnh tăng giảm độ nhạy máy bộ đàm.
- Với các phương pháp trên, nếu bạn vẫn chưa làm được vui lòng liên hệ ngay với dịch vụ cài đặt tần số bộ đàm của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé
Lưu ý khi đăng ký tần số
- Lệ phí cấp giấy phép được tính cho từng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Đối với trường hợp cấp phép theo mạng, theo hệ thống hoặc theo đài, lệ phí cấp
giấy phép được tính theo máy phát có công suất lớn nhất trong mạng, trong hệ
thống hoặc đài. - Độ rộng băng tần chiếm dụng được tính theo các thông số của máy phát được
cấp phép hoặc được ghi cụ thể trong giấy phép. - Mức phí quy định tại điểm này được tính với độ rộng băng tần chiếm dụng là
12,5 kHz. Đối với độ rộng băng tần chiếm dụng là 25 kHz tính bằng 200% mức phí
tương ứng. Đối với độ rộng băng tần chiếm dụng là 6,25 kHz tính bằng 50% mức
phí tương ứng. - Mức phí quy định tại điểm này được tính với phân kênh là 8 MHz. Đối với phân
kênh ∆B MHz nhỏ hơn 8 MHz, mức phí được tính bằng (∆B/8) mức tương ứng. - Nhóm A gồm các thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; Hải Phòng; Đà Nẵng;
Cần Thơ. - Nhóm B gồm các tỉnh, thành phố không thuộc nhóm A.
- Tính theo độ rộng băng tần phát. Trường hợp đài chỉ thu, tính theo độ rộng băng
tần thu.
Công ty Bảo Phong là đơn vị bán máy bộ đàm tại Huế, mọi chi tiết cần tư vấn, báo giá bộ đàm xin vui lòng liên hệ để được giải đáp.
Bài viết liên quan: