Khoảng cách liên lạc máy bộ đàm xa được bao nhiêu?

Các yếu tố ảnh hưởng đến cự ly của bộ đàm

Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến cự ly của máy bộ đàm.

1. Kiểu băng tần.

– Phương hướng di chuyển và cách xử lý khi gặp vật cản như ( thép, bê tông) sẽ phụ thuộc vào kiểu băng tần khác nhau.

– Băng tần là yếu tố quan trọng, tác động đến cự ly liên lạc của thiết bị bộ đàm. Băng tần chính thức theo quy định của Việt Nam đối với bộ đàm trạm/ gắn xe, bộ đàm cầm tay là: VHF (136-174Mhz) và UHF (430-470Mhz).

Kiểu băng tần ảnh hưởng đến cự ly liên lạc

Kiểu băng tần ảnh hưởng đến cự ly liên lạc

2. Kiểu anten

– Mỗi bộ đàm sử dụng anten khác nhau. Có 2 loại anten thường gặp là anten râu và anten ngắn. Hiện nay, người sử dụng thích dùng những thiết bị bộ đàm cầm tay có thiết kế gọn nhẹ, nên anten ngắn được sử dụng nhiều hơn do tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, anten ngắn có một khuyết điểm là cự ly liên lạc của bộ đàm nhỏ hơn 30%, nên bạn cần cân nhắc về mức độ cự ly, để lựa chọn bộ đàm cho phù hợp.

Kiểu anten râu và anten ngắn

Kiểu anten râu và anten ngắn

3. Công suất phát của máy

Công suất phát của máy là yếu tố quyết định đến cự ly liên lạc của bộ đàm. Công suất của thiết bị bộ đàm càng lớn, thì khoảng cách liên lạc càng xa.

– Những dòng máy bộ đàm thông thường có công suất phát là 5W. Với những dòng máy cao cấp hơn, công suất có thể lên đến 7W, 10W, 12W.  Bạn nên chọn những loại bộ đàm có công suất nhỏ hơn 5W, để giảm mức ảnh hưởng xấu đến người dùng, khi làm việc với máy trong thời gian dài.

4. Vật cản địa hình

– Khi bị ngăn cách bởi nhiều vật cản, tín hiệu của bộ đàm sẽ bị yếu đi, thậm chí gây mất tín hiệu. Máy bộ đàm có khả năng liên lạc ở phạm vi từ 10-20 tầng trong các tòa nhà. Tuy nhiên, vẫn có những vùng mất sóng tín hiệu, gây cản trở việc liên lạc.

– Những vùng có địa hình hiểm trở như núi, cao nguyên, rừng rậm,.. cũng làm đi khả năng liên lạc của bộ đàm.

Cản trở địa hình ảnh hưởng đến chất lượng liên lạc

Cản trở địa hình ảnh hưởng đến chất lượng liên lạc

Cách tăng cự ly liên lạc của máy bộ đàm.

 Giơ cao máy lên hoặc tìm đến vị trí cao hơn để bắt sóng tín hiệu, khi máy bộ đàm nằm gần điểm mù của tín hiệu.

– Lưu ý về các mức điều chỉnh công suất của bộ đàm. Kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rằng công suất bộ đàm đang hoạt động ở mức yêu cầu.

– Sạc pin đầy đủ, tránh rơi vào tình trạng pin yếu hoặc hết pin.

– Bộ đàm trạm/ gắn xe có mức công suất phát cao hơn máy bộ đàm cầm tay 3 – 4 lần.

– Trạm chuyển tiếp (repeater) dùng để thu tín hiệu vào và khuếch đại tín hiệu để có thể truyền tải thông tin đi xa hơn.

Máy bộ đàm motorola 328 IS.

– Là loại máy bộ đàm chuyên dùng ở những khu vực dễ xảy ra những cháy nổ như kho xăng dầu.

 Với công nghệ nén và giãn mức thấp, máy bộ đàm GP 328 nổi bật với tính năng chất lượng âm thanh rõ ràng, trong trẻo, ngay cả ở những môi trường ồn ào, đông người. Xét về độ bền sử dụng, các dòng máy của thương hiệu Motorola đều được đánh giá rất cao.

 Đặc biệt, bộ đàm này được mặc định 8 kiểu chuông khác nhau, giúp bạn dễ dàng phân biệt ai đang liên lạc.

 Ngoài ra, phương pháp truyền tin đặc biệt MDC giúp bộ đàm truyền dữ liệu ở tốc độ cao lên đến 1200 bit/giây. 

– Tính năng kích hoạt bằng giọng nói (VOX) tích hợp, cho phép người dùng không cần nhấn nút bộ đàm mà vẫn có thể truyền tin nhắn.

 Trong trường hợp khẩn cấp, có nút bấm báo động đến toàn bộ hệ thống của máy bộ đàm Motorola 328 IS, giúp mọi người có thể kết nối nhanh chóng.

Máy bộ đàm Motorola 328 IS

Máy bộ đàm Motorola 328 IS

Trên đây là thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của máy bộ đàm, hướng dẫn cách làm tăng cự ly liên lạc của máy bộ đàm đơn giản và giới thiệu về máy bộ đàm Motorola 328 IS. Hi vọng bạn sẽ áp dụng những kiến thức này để quản lý và điều khiển hệ thống máy bộ đàm của mình hiệu quả hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat