Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy chấm công vân tay
Ngày nay máy chấm công vân tay được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, sử dụng máy chấm công vân tay sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý nhân sự, quản lý chấm công mà lại tránh được tình trạng chấm công hộ.
1.Bước đầu tiên chúng ta đi đăng ký vân tay:
Chọn ngón tay có vân tay rõ nét nhất và không bị xước, khi đăng ký, đặt ngón tay thẳng, vân tay ép đều xuống mặt nhận vân tay, và chính diện mắt đọc của máy chấm công vân tay. Như vậy chúng ta đã xong bước đăng ký vân tay.
2. Trong trường hợp xảy ra lỗi: Vân tay đã được đăng ký xong nhưng thiết bị báo không nhận vân tay:
– Nguyên nhân: Là do vị trí đặt vân tay lúc đăng ký vân tay và vị trí đặt vân tay lúc chấm công khác nhau nhiều.
– Cách xử lý: đặt lại vân tay cho thẳng, tiếp xúc đều trên bề mặt mắt nhận. Nếu vẫn không được thì đăng ký lại vân tay đó với yêu cầu lúc đăng ký, vân tay phải được đặt thẳng, ngay ngắn trên mắt nhận, đăng ký vân tay thế nào thì lúc chấm công đặt như thế.
Bài viết cùng chủ đề :
- Lắp đặt máy chấm công chuyên nghiệp tại Huế
- Giải pháp chấm công từ xa qua internet với Hikvision
- Giải pháp chấm công đa điểm qua internet
- Hướng dẫn tự lắp đặt máy chấm công vân tay
3. Trường hợp máy tính và máy chấm công vân tay không kết nối được với nhau:
– Kiểm tra địa chỉ IP của thiết bị, thiết bị và máy tính phải cùng lớp địa chỉ IP và được khai báo trên phần mềm.
– Mở cửa sổ lệnh run (phím tắt: logo window + R), gõ vào dòng lệnh ping 192.168.1.201 (địa chỉ IP máy chấm công). Đường truyền tốt sẽ không hiện ra dòng chữ “reply from 192.168.1.201……….”
– Nếu hiện ra dòng “Request time out” thì có nghĩa là đường truyền kết nối máy tính với thiết bị bị gián đoạn. Kiểm tra hệ thống dây cáp mạng từ PC đến thiết bị và switch (nếu có).
4. Nhân viên có đi làm nhưng phần mềm không tính công:
– Kiểm tra dữ liệu thô, nếu không có dữ liệu chấm công thì có nghĩa nhân viên đó không chấm công.
– Nếu dữ liệu thô có ghi nhận dữ liệu chấm công thì kiểm tra lại ca làm việc của nhân viên, khoảng thời gian bắt đầu và cho phép chấm công, các điều kiện đi sớm, về muộn, điều kiện bị coi là vắng mặt trong phần quy định chấm công. Đảm bảo nhân viên đi làm đúng ca, không vi phạm các quy định bị coi là vắng mặt.
5. Các thao tác cần làm trước khi cài đặt lại máy tính có phần mềm chấm công:
– Tải dữ liệu từ máy chấm công về máy tính.
– Thực hiện lưu trữ dữ liệu hiện tại vào một ổ đĩa khác với ổ C (nơi cài đặt window)
– Sau khi cài đặt lại máy tính, phần mềm chấm công, thực hiện thao tác chọn dữ liệu từ file lưu trữ trước khi cài lại windows.
– Đăng ký lại phần mềm chấm công.
Như vậy chúng ta thấy cách sử dụng máy chấm công vân tay rất đơn giản, nhưng bên cạnh đó lợi ích của máy chấm công vân tay đối với các doanh nghiệp là rất lớn.
Bạn cần tư vấn thêm xin gọi hotline 0961 554 545 hoặc truy cập website Bảo Phong của để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Công ty Bảo Phong Nhà phân phối lắp đặt máy chấm công, thiết bị kiểm soát ra vào ( hệ thống access control ) tại Huế và khu vực miền trung.
Thiết bị mạng – Camera quan sát – Hội nghị truyền hình – Phụ kiện camera – Thiết bị an ninh – Thiết bị văn phòng – Thiết bị viễn thông.
Công ty TNHH TMDV Bảo Phong
Địa chỉ: Số 107 Trần Phú, TP Huế
Điện thoại: 0234.3.938.156
Website: baophong.vn – huecamera.com
Email: info@baophong.vn
Facebok: fb.com/congtybaophong
Bài viết liên quan: