Firewall là gì? Kiến thức tổng quan về Firewall

Bạn không thể phủ nhận được việc Internet là một kho tàng chứa đựng những nội dung quý giá và rất là thân thiện với người dùng. Những lợi ích mà mạng internet mang lại cho chúng ta là rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt trái, kẻ xấu luôn muốn tấn công và xâm nhập vào các thiết bị máy tính của bạn bất cứ lúc nào. Như các bạn cũng đã từng nghe về các vụ tấn công mạng quy mô lớn và để bảo mật máy tính của mình tốt hơn bao giờ hết thì ngoài các phần mềm diệt virut, các cổng giao tiếp thì đừng quên đến tường lửa ( hay còn gọi là Firewall). Vậy tường lửa là gì? Firewall là gì? Đó là điều mà chúng ta tìm hiểu ngay trong bài hôm nay.

Tường lửa Firewall là gì?

Firewall là hàng phòng vệ chống lại những kẻ hay đi xâm nhập trộm giúp ngăn chặn ý đồ xâm nhập xấu vào máy tính và hạn chế những gì đi ra khỏi máy nếu chưa được cho phép.

Tường lửa (Firewall) được định nghĩa một cách đúng nhất là một hệ thống an ninh mạng. Chúng hoạt động như một rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Tức là chúng sẽ kiểm soát các thông tin các truy cập đến nguồn lực của mạng, lúc này chỉ có những traffic phù hợp với chính sách được định nghĩa trong tường lửa thì mới được truy cập vào mạng, còn lại sẽ bị từ chối.

Tường lửa (Firewall) sẽ đảm bảo rằng máy tính được bảo vệ từ hầu hết các mối tấn công nguy hại phổ biến. Và máy tính nào khi kết nối tới Internet cũng cần có firewall, điều này giúp quản lý những gì được phép vào mạng và những gì được phép ra khỏi mạng

Firewall là gì? Kiến thức tổng quan về Firewall

Firewall hoạt động như thế nào?

Về cơ bản thì Firewall là tấm lá chắn giữa máy tính của bạn giữa Internet, giống như một nhân viên bảo vệ giúp bạn thoát khỏi những kẻ thù đang muốn tấn công bạn. Khi Firewall hoạt động thì có thể từ chối hoặc cho phép lưu lượng mạng giữa các thiết bị dựa trên các nguyên tắc mà nó đã được cấu hình hoặc cài đặt bởi một người quản trị tường lửa đưa ra.

Xem thêm : Giới thiệu Fortinet Fortigate Firewall Series

Có rất nhiều firewall cá nhân như Windows firewall hoạt động trên một tập hợp các thiết lập đã được cài đặt sẵn. Như vậy thì người sử dụng không cần lo lắng về việc phải cấu hình firewall như thế nào. Nhưng ở một mạng lớn thì việc cấu hình firewall là cực kỳ quan trọng để tránh khỏi các hiểm họa có thể có xảy trong mạng.

Firewall là gì? Kiến thức tổng quan về Firewall

Windows Firewall thôi có đủ không?

Liệu rằng khi dùng máy tính thì Windows Firewall có đủ để chặn những vấn đề xấu bên ngoài hay không. Có cách nào để ngăn chặn hoạt động phá hoại của các thành phần xấu. Bạn có thể download phần mềm firewall miễn phí nào đó và cài đặt nó để sử dụng song song cùng firewall của Windows hoặc kích hoạt firewall phần cứng được tích hợp sẵn trong router. Firewall thiết kế ra để nhằm cách ly những mối nguy hại ở bên ngoài và bảo vệ tất cả các thiết bị, máy tính kết nối tới mạng gia đình.

Hầu như các loại router đều được quản lý qua một màn hình cấu hình dựa trên trình duyệt web. Có thể tìm địa chỉ bằng cách kiểm tra sách hướng dẫn.

Firewall là gì? Kiến thức tổng quan về Firewall

Những tùy chọn triển khai tường lửa

Công nghệ ngày càng phát triển và công nghệ tường lửa cũng ngừng cải tiến và tạo ra những tùy chọn triển khai tường lửa khác nhau. Cụ thể như:

Tường lửa có trạng thái (Stateful firewall)

Tường lửa có trạng thái giúp kiểm tra lưu lượng truy cập, liên quan đến trạng thái hoạt động và đặc điểm kết nối mạng để cung cấp tường lửa toàn diện hơn.

Tường lửa thế hệ tiếp theo (Next-generation firewalls – NGFW)

Tường lửa thế hệ tiếp theo bổ sung thêm vô số tính năng mới, bao gồm phân tích sâu các gói, phát hiện xâm nhập, ngăn và kiểm tra lưu lượng được mã hóa.

Tường lửa dựa trên proxy (Proxy-based firewall)

Tường lửa dựa trên proxy như một cổng nối giữa những người dùng cuối đến nguồn dữ liệu khi được yêu cầu. Và lưu lượng này sẽ lòng qua proxy nhằm bảo vệ máy tránh khỏi tiếp xúc với các mối đe dọa bằng cách che giấu danh tính của họ.

Tường lửa ứng dụng web (Web application firewall – WAF)

Tường lửa ứng dụng web bảo vệ máy chủ ứng dụng khỏi các mối đe dọa trên mạng lưới rộng hơn.

Phần cứng tường lửa

Phần cứng tường lửa được coi như là một máy chủ đơn giản có thể hoạt động như một router giúp kiểm tra và lọc lưu lượng và chúng chạy trên phần mềm tường lửa.

Phần mềm tường lửa

Phần mềm tường lửa là nơi các chính sách và tính năng được cấu hình, chúng có thể thực hiện phân tích và phản hồi lại các mối đe dọa.

Kiểm tra trạng thái

Giúp chặn lưu lượng truy cập không mong muốn đã biết đến máy tính của bạn.

Diệt virus

Tường lửa có thể phát hiện virus, bảo vệ chúng khỏi những mối nguy hại nhờ vào các bản cập nhật các mối đe dọa mới nhất

​​​​​​​Hệ thống phòng chống xâm nhập (Intrusion Prevention Systems – IPS)

Hệ thống phòng chống xâm nhập sử dụng nhiều biện pháp bảo mật chi tiết hơn để ngăn chặn các mối đe dọa không mong muốn xâm nhập vào tấn công vào mạng công ty

​​​​​​​Phân tích sâu các gói (DPI)

DPI có khả năng phân tích lưu lượng truy cập chi tiết, đặc biệt là các tiêu đề của các gói và dữ liệu lưu lượng, nên có thể được sử dụng để theo dõi lưu lượng gửi đi. Chúng đảm bảo thông tin và ngăn chặn mất dữ liệu

Kiểm tra SSL

Kiểm tra SSL để kiểm tra lưu lượng được mã hóa có mối đe dọa hay không, chúng là một phần quan trọng trong hệ hệ thống tường lửa mới.

Sandboxing

Sandboxing có khả năng nhận lưu lượng hoặc mã không xác định nhất định để xem chúng có vấn đề gì hay không.

Khi bạn đã hiểu được tường lửa là gì? Firewall là gì? Thì bạn cũng đã hiểu vì sao cần phải có tường lửa trong khi sử dụng máy tính hay điện thoại kết nối mạng internet rồi đúng không nào. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức mạng hơn và hãy kiểm tra hàng phòng ngự của mình để đảm bảo chúng luôn tốt nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat